1. Chập điện là gì?
– Chập điện là sự tiếp xúc giữa hai dây dẫn điện cung cấp cho mạch điện dẫn đến điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột. Lúc này, dây dẫn sinh ra lửa điện và hủy hoại thiết bị điện. Chập điện xảy ra ở cả dòng điện 1 chiều (DC) hoặc nguồn điện xoay chiều (AC).
Nếu mạch điện được gắn cầu chì hoặc cầu dao sẽ tự động ngắt nguồn truyền đến nơi bị chạm. Hiện tượng chập điện là mối nguy hiểm tới tính mạng của con người, vì khi chập điện thường kéo theo hỏa hoạn gây thiệt mạng và tài sản.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chập điện.
– Chập mạch điện: Thường xảy ra và chiếm tỉ lệ cao do các dây pha tiếp xúc với nhau hoặc dây lửa tiếp đất làm giảm điện trở, dẫn tới cường độ dòng điện tăng lên đột ngột làm cháy hệ thống và các thiết bị điện.

Chập mạch điện thường xảy ra và chiếm tỉ lệ cao
– Các tiếp điểm nối bị lỏng hoặc hở: Trường hợp này sẽ có hiện tượng tia lửa điện được phóng qua không khí gây cháy. Điều này xảy ra khi dây nối không liền mạch hoặc các mối nối không tốt dẫn tới chập điện.

Các tiếp điểm nối bị lỏng hoặc hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện được phóng qua không khí gây cháy
– Nguồn điện bị quá tải: Khi dùng các thiết bị có công suất lớn và dùng với tần suất cao như máy lạnh, lò vi sóng,…Điều này sẽ khiến cho dòng điện bị quá tải dẫn tới hiện tượng chập cháy.

Nguồn điện bị quá tải
– Thiết bị sinh nhiệt: Các thiết bị có tính sinh nhiệt cao như bàn là, máy sấy tóc,…thường rất dễ gây cháy. Nếu không chú ý sẽ là mối nguy hại dẫn tới chập điện cả hệ thống.

– Phích cắm điện và ổ cắm: Các thiết bị ổ cắm và phích cắm điện không hợp với nhau, quá lỏng hoặc quá chặt cũng dẫn tới tình trạng hở điện và gây chập điện.

3.Cách khắc phục sự cố chập điện.
Khi gặp phải sự cố chập điện, bạn cần làm như sau:
Bước 1: Ngắt cầu dao tổng

Khi gặp phải tình trạng chập điện, bạn cần bình tĩnh và tìm cách ngắt ngay cầu dao tổng của hệ thống để có thể hạn chế ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác trong nhà. Nhanh chóng gọi điện cho đội cứu hoả gần đó để xử lý kịp thời.
Bước 2: Tìm cách dập lửa
Trường hợp nguồn điện chưa ngắt: Bạn phải sử dụng các vật dụng có khả năng cách điện như đất, cát, cành cây khô để tiếp cận cũng như gạt bỏ những đồ dùng gây cháy. Tuyệt đối không được dùng nước hoặc kim loại để thực hiện.
Trường hợp nguồn điện đã ngắt: Hãy cố gắng dập lửa thật nhanh bằng các vật dụng như bình chữa cháy, bao tải ẩm, vải ẩm, đất, cát,…
Bước 3: Tìm nguồn lửa còn sót lại
Sau khi bạn đã phần nào không chế được đám cháy thì hãy kiếm xem thử lửa có còn cháy ở khu vực nào nữa không để loại bỏ triệt để.
Cách khắc phục sự cố chập điện
4.Những lưu ý khi khắc phục sự cố chập điện.
Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà cách xa nhau tầm 0.25m. Các mối nối dây điện vào thiết bị phải chắc chắn, không hở, không chạm vào nhau. Hãy dùng băng keo cách điện quấn kín mối nối.

Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải. Tránh dùng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vượt quá khả năng tải điện của dây dẫn.
Những lưu ý khi khắc phục sự cố chập điện
Kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ điện thường xuyên, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn. Nếu có hiện tượng quá tải cần khắc phục ngay.
Dùng cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính. Khi mua, bạn cần chọn các thiết bị ổ cắm điện và phích cắm chất lượng, tương thích với nhau và cách điện tốt.
5.Có nên tự ý xử lý chập điện tại nhà không?
Nếu xảy ra sự cố chập điện tại nhà, bạn cần lập tức tắt toàn bộ nguồn điện trong nhà để tránh gây tai nạn và đưa mọi người đến nơi an toàn. Nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn bạn không nên xử lý chập điện tại nhà.
Ngoài ra, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về các tình huống có thể xảy ra nếu bị chập điện và cách xử lý, sơ cứu cần thiết cho mọi trường hợp.
Bạn nên gọi đến cho thợ điện chuyên nghiệp tới nhà để hỗ trợ kiểm tra và xử lý vấn đề. Bên cạnh đó. bạn cần cung cấp tình trạng, nguyên nhân, các thông tin liên quan để thợ điện có phương án xử lý nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.