_ Đi dây điện âm tường là phương pháp thiết kế hệ thống dây điện âm trong lớp tường gạch của ngôi nhà. Thông thường, các sợi dây điện sẽ được đặt vào bên trong ống dẫn hoặc được chôn trực tiếp vào bên trong bề mặt tường. Do đó, khi thiết kế, sơ đồ bản vẽ mạch điện cần được người thợ trình bày chi tiết cách lắp đặt và vận hành đường dây. Từ đó, đảm bảo không gặp phải những sự cố trong quá trình sử dụng

Đi dây điện âm tường
_ Đi dây điện nổi là phương pháp đi dây điện nổi là cách đặt nổi trên bề mặt thay vì âm trong tường. Với cách đi dây này, hệ thống dây điện được lắp đặt trên trần, tường nhà, sàn hoặc được giấu trong những đường ống nằm nổi trên những bề mặt kể trên…

Đi dây điện nổi

Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện âm tường.

  • *Ưu điểm: Hệ thống dây dẫn điện sẽ được thiết kế nằm bên trong các bề mặt như tường, sàn nhà… giúp bạn tiết kiệm được một lượng lớn không gian.
  • Hạn chế được cảm giác rối mắt, chằng chịt do hệ thống dây điện gây ra. Nhờ đó, tính thẩm mỹ của công trình cũng được nâng cao hơn.
  • Hệ thống dây điện được che chắn kỹ càng, có thể hạn chế được khả năng rò rỉ, giật điện trong quá trình sử dụng… đảm bảo độ an toàn cao cho người sử dụng.
  • Tránh ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài môi trường như nắng, mưa, sấm sét… Nhờ đó, tăng chất lượng đường dây và giảm thiểu nguy cơ hư hỏng xảy ra trong quá trình sử dụng.
  • *Nhược điểm: Vì được lắp đặt sâu bên trong tường nên đòi hỏi khi xây dựng, người thợ cần lên một bản vẽ chi tiết về hệ thống mạch điện. Nhờ đó, giúp quá trình xây dựng và sửa chữa sau này sẽ trở nên thuận tiện hơn.
  • Trong quá trình xây dựng, khi cần đục, khoan các bộ phận như tường, sàn, trần thì cần đối chiếu với sơ đồ hệ thống mạch điện để tránh trường hợp thi công nhầm vào hệ thống đường dây, gây nguy hiểm.
  • Chi phí lắp đặt cao hơn so với phương pháp đi nổi.
  • Khi xảy ra sự cố hoặc có nhu cầu sửa chữa thì khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí phải bỏ ra.

Ưu, nhược điểm của phương pháp đi dây điện nổi

  • *Ưu điểm: Khi lắp đặt không cần trang bị thêm ống dẫn hoặc khoét tường nên tiết kiệm được một khoản chi phí cho gia chủ.
  • Có thể dễ dàng thay đổi vị trí của dây điện nên không cần chuẩn bị bản vẽ trước khi xây dựng.
  • Quá trình thi công và lắp đặt đơn giản và nhanh chóng hơn so với đi dây điện âm tường.
  • Trong quá trình sử dụng nếu có gặp sự cố thì cũng có thể dễ dàng sửa chữa, khắc phục 
  • *Nhược điểm:
  • Bởi vì được lắp đặt nổi trên bề mặt tường, sàn nhà…nên sẽ chiếm dụng một phần diện tích của không gian thiết kế.
  • Hệ thống dây điện sẽ dễ gây rối mắt và mất thẩm mỹ.
  • Sau một thời gian sử dụng, dây điện rất dễ bị hỏng, bong tróc….Điều này gây mất an toàn cho người sử dụng.
  • Do không được bảo vệ kỹ càng nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên ngoài của môi trường, gây hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng
  • Dễ gây cháy nổ và chập điện nếu không được lắp đặt hợp lý.

Mỗi công trình đi dây điện âm tường hoặc dây nổi đều do sự lựa chọn của gia chủ theo sở thích, theo thẩm mỹ của công trình. Hy vọng sau bài viết này mỗi gia chủ đều sẽ có lựa chọn riêng cho bản thân mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.